kích thước ống thép tiêu chuẩn

Kích thước ống, kích thước đường ống, kích thước của ống thép là điều quan trọng. Bạn cần nắm bắt các thông số kỹ thuật của các loại ống thép. Từ việc nắm bắt các thông số kỹ thuật bạn có thể dễ dàng lựa chọn các phụ kiện ống thép, các loại van công nghiệp để phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.

Bài viết này giúp bạn điều gì:

  • Trả lời các câu hỏi liên quan về việc đường ống phi, các kích thước đường ống danh nghĩa.

  • Hiểu rõ bản chất của kích thước danh định

  • Hiểu rõ các kích thước inch.

Định Nghĩa Đường Ống Danh Định( Đường Ống Danh Nghĩa)

Kích thước ống danh định (Nominal Pipe Size – NPS) là kích thước ống tiêu chuẩn của Bắc Mỹ, được áp dụng cho kích thước chuẩn của ống ở nhiệt độ và áp suất cao hoặc thấp. Kích thước của ống được đặc trưng bởi hai số không có thứ nguyên là: kích thước ống danh định (nominal pipe size – NPS) đo bằng inch và một chỉ số danh định (schedule hay Sched. hoặc Sch.).

NPS thường bị gọi một cách không chính xác là Kích thước ống theo chuẩn Quốc gia (National Pipe Size), vì sự nhầm lẫn với national pipe thread (NPT). Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn kích thước ống khác, xem thêm pipe (material) – sizes.

https://0pfv28p.gitbook.io/trong-luong-rieng-cua-thep-hop-cach-tinh-va-bang-t/gia-cong-co-khi-tieng-anh-la-gi

Tên tiêu chuẩn kích thước ống tương ứng của châu Âu với NPS là DN (diamètre nominal hay nominal diameter), trong đó, kích thước ống được đo bằng milimet. Tên viết tắt NB (cỡ ống danh định – nominal bore) cũng có thể được dùng để thay thế cho NPS.

Rất nhiều khách hàng, cũng như rất nhiều câu hỏi chúng tôi đại loại như: Ống size DN25 chuyển sang inch là bao nhiêu?

Trong thực tế, có nhiều người còn chưa hiểu rõ được 3 đơn vị đo đường kính ống thép thường được sử dụng: DN (A), phi (mm), Inch (“).

Sau đây, Thiết bị công nghiệp xin giới thiệu với các bạn một số thông tin để Quý vị tham khảo.

Ta có thể hiểu một cách cơ bản như sau:

* DN: là đường kính trong danh nghĩa.

– Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa là phi 21mm.

– Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là 21.2mm…).

– Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng không phải.

– Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra được đường kính trong thực tế.

https://0pfv28p.gitbook.io/trong-luong-rieng-cua-thep-hop-cach-tinh-va-bang-t/

Đường kính trong (mm) = đường kính ngoài (mm) – 2x độ dầy (mm)

* Phi: đường kính ngoài danh nghĩa.

– Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø), tức là mm (ví dụ phi 21 là 21mm).

– Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có phi 21 thì đường kính ngoài phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực tế khác nhau, gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích thước của ống mà thôi.

– Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.

* Inch (“):

– Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu “).

– Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và ngược lại.

– Việc dễ nhầm lẫn này, có lẽ sẽ được khắc phục bằng bảng quy đổi, và các thông số cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng kích thước ống danh định (được tác giả tham khảo từ wikipedia.org)

Bảng này ứng với một số tiêu chuẩn như: ASTM A106, A53, API 5L, A312, ASME…

Ống từ ⅛” tới 3½” (từ DN6 – DN90)

Ống từ 4″ tới 8″ (từ DN100 – DN200)

Ống từ 10″ tới 24″ (từ DN250 – DN600)

Ghi chú: bảng này chỉ mang tính chất tham khảo.

Tác giả hy vọng những thông tin trên sẽ giúp được nhiều Quý vị đang có thắc mắc về vấn đề này.

Last updated